۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ljk_vjp (480)
tieutu (406)
kill_kut3 (323)
pro_a2k42 (243)
cuongnb195 (109)
tuquynh (12)
kibiem41 (11)
480 Số bài - 29%
406 Số bài - 24%
323 Số bài - 19%
243 Số bài - 14%
109 Số bài - 6%
69 Số bài - 4%
14 Số bài - 1%
13 Số bài - 1%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
Similar topics
Bài Viết MớiÐố vui & Trò hayThống kê

Share|
Tiêu d?

Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

ljk_vjp
Bô lão ( Super - Mod)

ljk_vjp

Cung tuổi : Monkey
Tổng số bài gửi : 480
Điểm EXP : 1454
Số lần được cảm ơn Số lần được cảm ơn : 14
Sinh nhật Sinh nhật : 16/04/1992
Giới tính : Nữ
Ngày gia nhập : 16/04/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đến từ : m0^t n0j xa le'm
Châm ngôn sống : Cu0.c d0`j n0' dua thj` mj`h fa?j da^?y...
Câu nói ưa thích Câu nói ưa thích : Có những khoảnh khắc trong cuộc đời khiến bạn nhớ người ta thật nhiều , đến nỗi bạn chỉ muốn chạy đến và ôm họ thật chặt . Hãy cho người đó biết bạn đã có suy nghĩ như thế !.
Tài nang c?a ljk_vjp
H?ng: Bô lão ( Super - Mod)
Level:480
Tài nang:/300

Bài gửiTiêu đề: Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. EmptyFri May 21, 2010 9:36 pm

Về nội dung
Sau năm 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh, bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong quỹ đạo hoà bình, mở ra cho văn học những tiền đề mới. Vốn giàu tâm huyết với văn chương, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với sự kì vọng của nhân dân, Nguyễn Minh Châu sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh (1982), ngòi bút của ông dành sự quan tâm đặc biệt cho các vấn đề thế sự. Từ cảm hứng sử thi - lãng mạn từng làm nên vẻ đẹp rực rỡ của các tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính, ông chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) đã đưa tên tuổi Nguyễn Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng"([6]) của văn học nước ta thời kì đổi mới.

– Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lúc đầu được in trong tập Bến quê([7]), sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh. Người chồng tha hoá dần, trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết rằng đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại. Cậu bé yêu mẹ, bênh vực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết được liệu trong tương lai cậu có thể sống khác cha mình ? Phía sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp lam lũ của đời thường. Theo ông, tình yêu ở người nghệ sĩ "vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình"([8]).


Câu hỏi 1

A) Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn : tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút "giác ngộ" chân lí của nhân vật.

B) ở Chiếc thuyền ngoài xa, kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bi kịch gia đình lại là "Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển". Như vậy, các chi tiết chính của câu chuyện đều được định hướng "chuẩn bị" cho sự nhận thức mới mẻ của Đẩu. Đó là các chi tiết :

- Người đàn ông đánh vợ. Cần tìm hiểu chi tiết này từ phương diện tâm lí, tính cách nhân vật. Vì sao khi mới rời thuyền, người đàn ông "lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới" của người đàn bà nhưng chỉ khi hai người đã đi khuất vào sau chiếc xe rà phá mìn "to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng" thì lão "lập tức trở nên hùng hổ" ? Vì sao trong khi "trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà" giọng lão lại "rên rỉ đau đớn" ? Vì sao chuyện lão đánh vợ diễn ra thường xuyên và việc lão đánh vợ ở bãi xe tăng hỏng có phải là ngẫu nhiên không ?

- Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà : "không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn". Đây là một thái độ lạ lùng. Phải chăng bà ta bị đòn nhiều đến mức quen rồi, không còn biết đau nữa ? Hay bà ta tăm tối, dốt nát đến mức không còn chút ý thức về quyền sống của mình ? Hay đó là một sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã được suy tính kĩ lưỡng, sáng suốt ? Trong hoàn cảnh con đông mà cuộc sống trên mặt nước đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, liệu bà ta có cách lựa chọn nào tốt hơn không ? Phải chăng tác giả đã dùng hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác ?

– Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu - với tư cách thẩm phán huyện - đã khuyên người vợ nên li hôn để khỏi bị hành hạ, ngược đãi. Anh mời người đàn bà đến công sở để trao đổi về vấn đề này. Có lẽ Đẩu đã tin rằng giải pháp mình chọn cho bà ta là đúng đắn. Nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ "bác bỏ". Hoá ra lòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở nên trước cuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. Người đàn bà hàng chài thất học, quê mùa nhưng thật sâu sắc khi "nhìn suốt cả đời mình" đã khiến "Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển". Có thể anh vừa "ngộ" ra những nghịch lí của đời sống - những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận, phải "trút một tiếng thở dài đầy chua chát" : "trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo". Cũng có thể, anh bắt đầu hiểu ra rằng muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.

C) Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển thật đẹp đẽ làm lịch (chỉ có phong cảnh). Theo dõi sự kiên nhẫn, công phu của anh suốt tuần lễ lang thang ở bờ biển, nơi có phong cảnh "thật là thơ mộng", đặc biệt, chứng kiến giây phút "hạnh phúc tràn ngập tâm hồn" anh do "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" mang lại, có thể nói Phùng là nghệ sĩ đang săn tìm cái Đẹp. Và anh đã thoả mãn với "cái đẹp ngoại cảnh" – đó là hình ảnh con thuyền nhìn từ xa. Nhưng rồi khi chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ Phùng đứng, anh bắt đầu nhận ra một sự thực trần trụi, khắc nghiệt. Cũng như Đẩu, anh hoàn toàn bất ngờ trước thái độ lạ lùng của người đàn bà hàng chài. Anh đã đánh nhau với chồng bà ta để bảo vệ bà ta. Anh tốt bụng, cao thượng nhưng cũng ít thực tế, lại bị định kiến chi phối (Câu hỏi : "Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguỵ không ?") nên lúc đầu đã có phản ứng phẫn nộ trước thái độ cam chịu của người đàn bà ("tôi cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá"). Sau đó anh đã dịu đi với câu hỏi tò mò và thông cảm ("Cả đời chị có lúc nào thật vui không ?"), cũng có thể đấy là thái độ hoang mang, hoài nghi khi niềm tin của anh bắt đầu lung lay. Khi nhận ra Đẩu "rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ" cũng là lúc nghệ sĩ Phùng "ngộ ra" mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Câu hỏi 2

Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài là sự tăm tối và thói vũ phu của người đàn ông. Nhưng nguyên nhân sâu xa là tình trạng đói nghèo, là đời sống bấp bênh k** dài gây ra tâm lí bế tắc, u uất.

Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác là nỗi đau khổ nặng nề mà người mẹ và những đứa con phải gánh chịu. Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần vì bà luôn nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương. Dù bà hết sức che chắn (xin chồng đừng đánh mình trên thuyền, trước mặt con cái) nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật khiến bà "vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã". Đứa con - cậu bé Phác - vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy niềm tin trong trẻo của tuổi thơ đã bị rạn vỡ.

Nói về tệ nạn này, Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực mà còn ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em. Con mắt nhân đạo của nhà văn còn thể hiện ở nỗi lo âu đầy trách nhiệm : cậu bé sẽ thành người thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi tích cực ?

Câu hỏi 3

Thói vũ phu của người đàn ông hàng chài được tác giả đặt dưới những sự phán xét rất khác nhau : Đẩu nhìn dưới góc độ luật pháp, Phùng nhìn dưới góc độ "lí lịch, thành phần", Phác nhìn bằng con mắt trẻ thơ thơ ngây, thương mẹ và căm ghét bố. Người đàn bà : thương xót và thấu hiểu. Đây là cách Nguyễn Minh Châu đối thoại với bạn đọc : đưa con người vào cái khung đời sống nhiều chiều, dân chủ hoá mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng, khơi gợi, nêu vấn đề để bàn bạc chứ không áp đặt chân lí cho công chúng.

Câu hỏi 4

Ấn tượng của Phùng tưởng "lạ lùng" nhưng hoàn toàn hợp lô gích. Thứ nhất, nó giống như một sự ám ảnh sâu sắc đối với người nghệ sĩ. Phùng sẽ nhìn bức ảnh lịch qua sự ám ảnh đó chứ không nhìn bằng con mắt khách quan. Thứ hai, "mỗi lần ngắm kĩ" tức là anh đang sống lại kỉ niệm, màn sương màu hồng hồng anh đã bắt gặp trong niềm hân hoan phát hiện ra vẻ đẹp nên thơ nơi bờ biển ấy. Còn "nếu nhìn lâu hơn" anh sẽ thấy "người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh... hoà lẫn trong đám đông". Phải chăng đây là cái nhìn sâu sắc của nghệ thuật, là lời kêu gọi của Nguyễn Minh Châu : hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với hiện thực ! Nếu nghệ sĩ mang trái tim có tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, trước hết phải nhìn vào số phận con người.

Câu hỏi 5

Qua sự đối lập giữa "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của những người dân chài, chắc chắn người đọc cũng như nhân vật phóng viên Phùng trong truyện đều mong muốn nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Muốn vậy, nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm và biết trăn trở về con người. Chiếc thuyền ngoài xa thì nhìn rất đẹp nhưng khi nó ở gần, khi cuộc sống trần trụi phơi bày chẳng có chút gì thi vị như người phóng viên đã cảm nhận trước đó. Rất nhiều nhan đề tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có ý nghĩa biểu tượng và là sự gợi mở chủ đề (Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Bức tranh, Một lần đối chứng, Mảnh đất yêu,...).

Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng của nghệ thuật nói chung, của văn học nói riêng. Căn cứ trên câu chuyện được kể, GV gợi ý để HS tiếp cận tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Theo đó, nhấn mạnh vào mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật với đời sống, vào yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của nghệ sĩ. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng.

Câu hỏi 6

Một tác phẩm có thể có nhiều sắc giọng nhưng bao giờ cũng nổi trội một vài sắc giọng chủ đạo. Chiếc thuyền ngoài xa xoay quanh tình huống tự nhận thức, nghĩa là đi từ lầm lẫn, ngộ nhận đến hiểu biết, "giác ngộ" nên sắc thái giọng điệu luôn thay đổi theo diễn tiến tình tiết khá giàu kịch tính : có lúc say sưa hùng biện, lúc hài hước tự trào, lúc khách quan tiết chế, lúc trầm lắng suy tư. Có lẽ sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, suy tư – triết lí nổi bật hơn cả với những câu miêu tả giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, những so sánh mở ra trường liên tưởng nhiều lo âu day dứt hơn là thanh thản nhẹ nhõm. Ví dụ :

– "Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn".

– "Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng".

– "Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt".

– "Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ. Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng, chỉ có tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu".

V.v.

Lưu ý rằng đây thường là những câu văn chốt lại một tình tiết truyện, chúng có vai trò giữ nhịp cho trần thuật, tạo dư ba rõ rệt. Có thể xem chúng như một vẻ đẹp quan trọng của văn xuôi Nguyễn Minh Châu. Đấy bao giờ cũng

Là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những "vẻ đẹp người" còn tiềm ẩn, cả những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Ông kể chuyện bằng giọng thủ thỉ, trầm tĩnh, thấp thoáng nụ cười khoan hoà, lời văn của ông giản dị, mộc mạc và nhiều dư vị.

Hãy cảm ơn bài viết của ljk_vjp bằng cách bấm vào"" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

tieutu
Bang chủ (Admin)

tieutu

Cung tuổi : Monkey
Tổng số bài gửi : 406
Điểm EXP : 1935
Số lần được cảm ơn Số lần được cảm ơn : 8
Sinh nhật Sinh nhật : 16/11/1992
Giới tính : Nam
Ngày gia nhập : 08/04/2010
Tuổi : 31
Đến từ Đến từ : Nơi ai cũng biết đó là đâu
Châm ngôn sống : Bạn có thể quên tôi-Nhưng đừng bao giờ quên những phút giây ta bên nhau
Câu nói ưa thích Câu nói ưa thích : Thà hôn E rồi bị tát
Còn hơn nhìn thằng khác hôn E
Tài nang c?a tieutu
H?ng: Bang chủ (Admin)
Level:406
Tài nang:/300

Bài gửiTiêu đề: Re: Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. EmptySun May 23, 2010 6:27 am

Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. 464332 Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. 77135 5df3

Hãy cảm ơn bài viết của tieutu bằng cách bấm vào"" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

https://buonlam.forum-viet.com

ljk_vjp
Bô lão ( Super - Mod)

ljk_vjp

Cung tuổi : Monkey
Tổng số bài gửi : 480
Điểm EXP : 1454
Số lần được cảm ơn Số lần được cảm ơn : 14
Sinh nhật Sinh nhật : 16/04/1992
Giới tính : Nữ
Ngày gia nhập : 16/04/2010
Tuổi : 32
Đến từ Đến từ : m0^t n0j xa le'm
Châm ngôn sống : Cu0.c d0`j n0' dua thj` mj`h fa?j da^?y...
Câu nói ưa thích Câu nói ưa thích : Có những khoảnh khắc trong cuộc đời khiến bạn nhớ người ta thật nhiều , đến nỗi bạn chỉ muốn chạy đến và ôm họ thật chặt . Hãy cho người đó biết bạn đã có suy nghĩ như thế !.
Tài nang c?a ljk_vjp
H?ng: Bô lão ( Super - Mod)
Level:480
Tài nang:/300

Bài gửiTiêu đề: Re: Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. EmptySun May 23, 2010 11:04 am

^^!

Hãy cảm ơn bài viết của ljk_vjp bằng cách bấm vào"" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Sponsored content

Tài nang c?a Sponsored content
H?ng:
Level:
Tài nang:/300

Bài gửiTiêu đề: Re: Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. Empty

Hãy cảm ơn bài viết của Sponsored content bằng cách bấm vào"" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Tiêud?

Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑  :: HỌC HÀNH NÀO :: ♀ Tài liệu học tập ♀-

Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.8.4
Copyright © 2011, by NCT và Nhóm phát triển website và thành viên
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Phân tích "chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu. 45645611
New Page 1
closeCFPROMODZ V1.4 mo´i phiên ba?n 1084
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất