۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
ljk_vjp (480)
tieutu (406)
kill_kut3 (323)
pro_a2k42 (243)
cuongnb195 (109)
tuquynh (12)
kibiem41 (11)
480 Số bài - 29%
406 Số bài - 24%
323 Số bài - 19%
243 Số bài - 14%
109 Số bài - 6%
69 Số bài - 4%
14 Số bài - 1%
13 Số bài - 1%
12 Số bài - 1%
11 Số bài - 1%
Similar topics
    Bài Viết MớiÐố vui & Trò hayThống kê

    Share|
    Tiêu d?

    Bạo lực học đường

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
    Tác giảThông điệp

    cuongnb195
    Đường Chủ (Mod)

    Cung tuổi : Pig
    Tổng số bài gửi : 109
    Điểm EXP : 281
    Số lần được cảm ơn Số lần được cảm ơn : 12
    Sinh nhật Sinh nhật : 22/02/1995
    Giới tính : Nam
    Ngày gia nhập : 14/04/2010
    Tuổi : 29
    Đến từ Đến từ : Nơi Chưa Ai Đến
    Câu nói ưa thích Câu nói ưa thích : Cám ơn đã thanhks *:
    Tài nang c?a cuongnb195
    H?ng: Đường Chủ (Mod)
    Level:109
    Tài nang:/300

    Bài gửiTiêu đề: Bạo lực học đường Bạo lực học đường EmptySat Apr 17, 2010 5:58 am

    Ngày 21- 4 tại TP. Qui Nhơn, hỗn chiến do một số học sinh gây ra đã gây náo loạn cả khu phố. Hậu quả là một học sinh đã tử vong. Cùng ngày công an Q10 TP. Hồ Chí Minh cũng đã khởi tố một vụ án tương tự. Những thông tin về bạo lực học đường cứ liên tiếp diễn ra, khiến chúng ta cảm thấy xót xa và e ngại cho xã hội.

    Đâu là nguyên nhân?
    Thật bất bình khi thời gian gần đây, nhiều vụ học sinh giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực! Trong các vụ ẩu đả mang đậm tính giang hồ này các hung thủ đều sử dụng hung khí và máu đã đổ, sinh mạng của nhiều học sinh đã bị cướp đi. Điều đáng ngại là những sự việc tương tự đang ngày một gia tăng cả về số vụ trên diện rộng, lẫn tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn.



    Người ta thật sự “sốc”, khi mới đây trên trang www.ngoisaoblog.com, tung ra một đoạn Video clip cảnh các nữ sinh “liễu yếu, đào tơ” đang tổ chức đánh hội đồng một nữ sinh khác. Thống kê về lý do tại sao các em lại ẩu đả nhau thì thật muôn hình vạn trạng nhưng nhìn chung là rất lãng xẹc: nghe bị người khác nói xấu là đánh; bị “ tụi nó” nhìn đểu ..đánh; nhìn mặt thấy ghét cũng đánh…. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ẩu đả xuất phát từ yếu tố tâm lý.

    Theo các chuyên gia tâm lý cho biết ở lứa tuổi từ 15-16, các em rất dễ bốc đồng, không tự chủ và hay nghe tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn.

    Nữ sinh đánh nhau



    Ngoài nguyên nhân nội tại trên, cũng cần phải thấy rằng còn những tác nhân khác. Đó là sự thiếu gắn kết giữa gia đình và nhà trường, nhiều học sinh bị bạn thường xuyên ăn hiếp, nhưng không dám báo cho thầy cô và cũng giấu cả cha mẹ. Trong vấn đề này vai trò của các đoàn thể nhất là Đoàn Thanh Niên rất quan trọng. Bởi tổ chức đoàn thể này là nơi tốt nhất tập hợp các em, hướng các em đến những hoạt động lành mạnh có ích. Cũng từ đây tổ chức này bám sát tình hình chủ động tháo gỡ những mâu thuẫn bùng phát trong các em. Bên cạnh đó phải thấy rằng ảnh hưởng từ các phim ảnh bạo lực của Mỹ, Hồng kông, Hàn Quốc được trình chiếu tràn làn trên các kênh truyền hình cáp cũng là một nguyên nhân cần được quan tâm.





    Ngày nay các trò chơi games thiên về bạo lực cũng là tác nhân xấu ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức và hành động của các em. Không ảnh hưởng sao được khi mới chưa đầy chục tuổi là đã thành thạo với các trò trong games rồi. Thử ghé mắt xem đó là những trò gì, các bậc phụ huynh sẽ giật mình: chỉ cần một clic chuột con cháu chúng ta đã “ tiêu diệt” được vài đối thủ mà với kỹ xảo bây giờ nhìn như thật. Đó chính là cảnh bắn giết với máu me và cả tiếng rên siết trong tiếng súng đì đoàng của người bị bắn nghe rõ mồm một. Các cháu cứ tỉnh bơ “bắn và giết” như thế hàng tiếng đồng hồ, thậm trí chỉ cần ấn nút một cái là tiêu tan cả một căn nhà, khu phố. Điều đáng phê phán hơn là sự thờ ơ của cộng đồng trước cảnh các cháu đánh nhau.


    Trong đoạn Video tung lên mạng nói trên cho thấy nhiều người chứng kiến cảnh này nhưng thản nhiên đứng xem mà không hề có một động thái can ngăn nào cả.



    Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng?
    Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều trường đã áp dụng các biện pháp răn đe, phê học bạ, nghiêm trọng hơn sẽ đuổi học, nhưng xem ra các hình thức có vẻ “hành chính” này chưa đủ yếu tố thuyết phục. Đã có nhiều bài báo muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh vấn đề trên, nhưng thực tế nhiều người vấn xem đây như chuyện ngoài lề, cho đó chỉ là chuyện trẻ con đánh nhau. Đó là một thiếu sót lớn, vì đằng sau chuyện đánh nhau, chính là nguy cơ bạo lực ăn sâu vào nhận thức của các em. Nếu không được ngăn chặn và giáo dục kịp thời, khi lớn lên thiên hướng giải quyết mọi vấn đề đều bằng bạo lực sẽ trở nên phổ biến.


    Gia đình và nhà trường sẽ đơn độc nếu không có sự trợ giúp đắc lực của xã hội. Làm sao các em có thể đánh nhau một cách công khai khi ai thấy cũng lên án và ngăn chặn? Bên cạnh đó phải thấy rằng trong cách giáo dục của chúng ta cũng có phần khiếm khuyết. Trong chương trình sách giáo khoa hiện nay cũng không còn thấy nhiều những tác phẩm nói lên tình yêu thương con người, thay vào đó là ca ngợi tình yêu đôi lứa. Có vẻ như thế mới mang chất lãng mạn. Nếu hiểu thế thì thật sai lầm vì ngoài tình yêu đôi lứa còn biết bao tình yêu khác rất đáng quan tâm để hình thành nhân cách các em như tình bạn bè, đồng chí, anh em, cha mẹ.

    Có thể vì vậy mà số phận bài thơ “Bầm ơi” rất nổi tiếng của Tố Hữu đã không còn dùng để giảng dạy trong nhà trường như trước đây nữa! Điều đáng ngạc nhiên là trong khi toàn xã hội đang sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hầu như chỉ thấy rầm rộ ở khu vực các cơ quan đoàn thể, còn trong nhà trường thì sao?


    Bài toán nan giải này chỉ có thể được khắc phục khi có sự kết hợp về mọi mặt giữa gia đình- nhà trường với chính quyền địa phương. Một kinh nghiệm hay của trường PTTH Lý Tự Trọng (Hoài Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định) là sự can thiệp kịp thời và đúng mức của chính quyền địa phương. Trong đó vai trò nòng cốt của Đoàn TN nhà trường kết hợp với sự tuyên truyền, giao lưu thường xuyên của đoàn viên trong lực lượng công an huyện đã góp phần tích cực làm giảm đáng kể vụ việc đánh nhau trong học sinh. Đây là mô hình cần được học tập và nhân rộng.



    Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp. Sâu xa hơn trong nhà trường cần giáo dục lòng NHÂN ÁI cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Lòng nhân ái là bản chất của con người Việt Nam. Lòng nhân ái bao la, sâu rộng có trong tấm gương đạo đức của Bác Hồ; lòng nhân ái bay bổng trong nhạc Trịnh, trong nhật ký Đặng Thùy Trâm. Giá trị của những lòng nhân ái đó có sức mạnh to lớn đã cảm hóa được cả kẻ thù tại sao chúng ta lại không giáo dục để hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.

    Hãy cảm ơn bài viết của cuongnb195 bằng cách bấm vào"" nhé!!!

    Về Đầu Trang Go down

    pro_a2k42
    Đường Chủ (Mod)

    pro_a2k42

    Cung tuổi : Monkey
    Tổng số bài gửi : 243
    Điểm EXP : 805
    Số lần được cảm ơn Số lần được cảm ơn : 12
    Sinh nhật Sinh nhật : 27/05/1992
    Giới tính : Nam
    Ngày gia nhập : 13/04/2010
    Tuổi : 31
    Đến từ Đến từ : yen khanh city
    Châm ngôn sống : “Thuê bao mà bạn vừa gọi hiện nằm ngoài vùng phủ sóng, nằm trong vùng phủ chăn và nằm cạnh một thuê bao khác.”
    Câu nói ưa thích Câu nói ưa thích : Ở trên đời cho người ta môt tý người ta sẽ cho mình cả thế giơi
    Tài nang c?a pro_a2k42
    H?ng: Đường Chủ (Mod)
    Level:243
    Tài nang:/300

    Bài gửiTiêu đề: Re: Bạo lực học đường Bạo lực học đường EmptyMon May 03, 2010 12:04 am

    can` fai co' cac bien fap ngan chan ngay nhung hanh dong bao luc hoc duong do lai

    Hãy cảm ơn bài viết của pro_a2k42 bằng cách bấm vào"" nhé!!!

    Về Đầu Trang Go down

    Tiêud?

    Bạo lực học đường

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
    ::.
    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    ۩۞۩๑ ܓܨܓஐ ♥ßµ0`n.....wa♥ܓܨܓஐ ۩۞۩๑  :: HỌC HÀNH NÀO :: ♀ Tin tức học đường ♀-

    Sử dụng mã nguồn vBulletin® Phiên bản 3.8.4
    Copyright © 2011, by NCT và Nhóm phát triển website và thành viên
    BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
    Bạo lực học đường 45645611
    New Page 1
    closeCFPROMODZ V1.4 mo´i phiên ba?n 1084
    Create a forum on Forumotion | Thiên nhiên | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất